Áp thuế Chống Bán Phá Giá tạm thời với thép HRC
Tin Tức
Tin Tức
Áp thuế Chống Bán Phá Giá tạm thời với thép HRC
Phân tích tình hình ngành thép và các chiến lược cho nhà phân phối thép trong bối cảnh thuế chống bán phá giá.
1. Áp dụng thuế chống bán phá giá:
Ngày 21/2/2025, Bộ Công Thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 460/QĐ-BCT, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời từ 19,38% đến 27,83% đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc. Mức thuế này có hiệu lực từ ngày 7/3/2025 và kéo dài trong 120 ngày. Các doanh nghiệp Trung Quốc bị ảnh hưởng bao gồm Baoshan Iron & Steel và Maanshan Iron & Steel. Quyết định này được đưa ra sau khi Bộ Công Thương tiến hành điều tra và xác định rằng thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc có hành vi bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất thép trong nước.
-
Sản xuất và tiêu thụ: Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo sản xuất thép năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, nhờ nhu cầu sử dụng thép của các ngành kinh tế trong nước phục hồi, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và cơ sở hạ tầng.
3. Tác động của thuế chống bán phá giá:
-
Tăng trưởng sản xuất nội địa: Việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ giúp giảm cạnh tranh từ thép nhập khẩu giá rẻ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng sản xuất và cải thiện lợi nhuận.
-
Tăng giá thép: Mức thuế mới có thể dẫn đến việc tăng giá thép trong nước, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và xây dựng. Tuy nhiên, việc tăng giá này có thể được bù đắp bởi việc giảm cạnh tranh từ thép nhập khẩu.
4. Triển vọng xuất khẩu:
Mặc dù thị trường nội địa được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng chính cho ngành thép Việt Nam trong năm 2025, nhưng xuất khẩu thép có thể bị kiềm chế do xu hướng bảo hộ gia tăng trên toàn cầu. Các doanh nghiệp thép cần chuẩn bị tốt cho hoạt động sản xuất-kinh doanh, xây dựng các kịch bản và giải pháp để đối phó với các biến động của thị trường.
5. Tình hình ngành thép trong nước và tác động của thuế chống bán phá giá:
Nhấn vào đây đề về trang chủ sản phẩm của chúng tôi
-
Thuế chống bán phá giá và tác động trực tiếp đến giá thép: Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc (mức thuế từ 19,38% đến 27,83%) sẽ khiến giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên. Điều này làm giảm sự cạnh tranh của thép giá rẻ nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất HRC trong nước cụ thể là Hoà Phát và Formosa có cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên, cũng có thể gây tác động gián tiếp làm tăng giá thép trong nước khi giá HRC tăng, các sản phẩm ảnh hưởng bởi giá HRC bao gồm: Thép tấm, thép hộp, ống thép, tôn lạnh, tôn màu, tôn kẽm...
-
Quản lý tồn kho thông minh: Trong bối cảnh thuế chống bán phá giá HRC sẽ làm tăng giá thép như thép tấm, thép hộp, ống thép, tôn lạnh, tôn màu, tôn kẽm... , Quý anh chị nên có kế hoạch dự trữ hợp lý. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng thiếu hụt và có thể bảo vệ lợi nhuận khi nhu cầu gia tăng đột ngột do giá tăng.